HỘI THẢO – CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC năm học 2020-2021

Tháng Tư 1, 2021 7:48 sáng

 

 

HỘI THẢO – CHUYÊN ĐỀ:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG  PHÁT HUY PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

NĂM HỌC 2020 – 2021

 

          Thực hiện Lịch công tác số 01/LCT- THKĐ ngày 01/10/2020 của Hiệu trưởng trường TH Kim Đồng về Lịch trình công tác năm học 2020-2021; Thực hiện Lịch công tác tháng 02/2021 của Hiệu trưởng trường TH Kim Đồng;                       

          Ngày 24/02/2021 tại Trường Tiểu học Kim Đồng đã tổ chức Hội thảo- chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin – sử dụng đồ dùng dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”.

          Thành phần tham dự gồm: Ban Giám hiệu; Tổ khối trưởng và toàn thể giáo viên từ khối 1đến khối 5.

  1.  Mục tiêu của chuyên đề:
  2.  Giáo viên

           Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ GV về tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

           Giúp giáo viên xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH và ƯDCNTT đối với bài học, môn học.

           Giúp giáo viên đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đồ dùng dạy học trực quan phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học đem lại một tiết học sôi nổi, hiệu quả.

           Giúp giáo viên ƯDCNTT và sử dụng ĐDDH trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học và hợp lý, tiết học diễn ra nhẹ nhàng.

  1.   Học sinh

           – Giúp học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học.

           – Giúp học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng; lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, khắc sâu và nhớ lâu.

            -Giúp học sinh được phát huy tính hợp tác, đoàn kết, mạnh dạn, tự tin chia sẻ trong nhóm, trước lớp.

  1.    Các hoạt động tại Hội thảo – chuyện đề:
  2.   Báo cáo lí thuyết chuyên đề
  3.   Dự giờ thể nghiệm 01 tiết lớp 4G – Môn Địa lí. Bài 08: Đồng bằng Nam Bộ ( tiết 1)
  4.   Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, chia sẻ, góp ý tiết dạy của giáo viên.

           Một số hình ảnh của tiết dạy thể nghiệm.

TH MỸ

Hình ảnh thầy giáo giao các nhiệm vụ để học sinh thực hiện trong tiết học.

2

Hình ảnh các em học sinh đang làm việc cá nhân về quan sát bản đồ tự nhiên cùng với kênh chữ trong sách giáo khoa để tìm hiểu đặc điểm vùng Đồng bằng Nam Bộ.

3

Hình ảnh học sinh chia sẻ nhóm cặp về đặc điểm vùng Đồng bằng Nam Bộ.

4

Hình ảnh giáo viên quan sát và giúp đỡ nhóm còn lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ chỉ bản đồ, lược đồ.

5

 Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chia sẻ về đặc điểm vùng vùng Đồng bằng Nam Bộ.

6

Hình ảnh học sinh chia sẻ về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở vùng Đồng bằng Nam Bộ.

7

  Giáo viên cho học sinh xem clip và hình ảnh về đặc điểm thiên nhiên, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở vùng Đồng bằng Nam Bộ.

8

Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”, gắn thẻ từ vào lược đồ trống.

          Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thảo luận, chia sẻ, góp ý tiết dạy của giáo viên.

           Giáo viên dạy chia sẻ về tiết dạy thể nghiệm.

           Bám sát lý thuyết chuyên đề, xác định đúng trọng tâm yêu cầu cần đạt của tiết học, đi đúng tiến trình tiết dạy.

            4.2.Thảo luận – Chia sẻ – Góp ý (theo định hướng của người điều hành)

           Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (PHT) điều hành thảo luận, chia sẻ, góp ý Hội thảo-chuyên đề.

  1. 1   Về lí thuyết chuyên đề

         – Thống nhất các nội dung chuyên đề đã trình bày, quy trình thực hiện tiết dạy.

  1. 2    Về tiết dạy

         Tiết dạy đã bám sát với tinh thần, mục tiêu của chuyên đề đưa ra, cụ thể đã giải quyết được những khó khăn và vướng mắc mà trong quá trình dạy học GV và HS thường mắc phải.

          Mục tiêu tiết học được đảm bảo, học sinh có ý thức học tập tốt. Lớp học sôi nổi. Chủ tịch Hội đồng tự quản có kĩ năng điều hành tốt, Các nhóm trưởng thể hiện rõ vai trò, các thành viên trong nhóm có ý thức hợp tác, chia sẻ tốt.

         – Hoạt động dạy – học diễn ra nhịp nhàng, linh hoạt, sinh động.

          -HS chỉ được trện bản đồ Địa lí tự nhiện Việt Nam, vị trí đồng bằng Nam Bộ và các con sông chính chảy qua đồng bằng.

          Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, nêu được sự thích ứng với thiên nhiên của con người ở đồng bằng Nam Bộ.

           – Các em mạnh dạn, tự tin chia sẻ trong nhóm, trước lớp những hiểu biết, kiến thức về nội dung bài học và nhận xét, đánh giá bạn thẳng thắn.

           Hình thức đa dạng, phong phú. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Bao quát lớp tốt, quan tâm, giúp đỡ học sinh kịp thời. Liên hệ, mở rộng, giáo dục hợp lí. Học sinh nắm bắt được kiến thức, hiểu và vận dụng tốt trong khâu thực hành.

           Việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả. Đồ dùng dạy học phong phú

( bản đồ thu nhỏ để quan sát và làm việc cá nhân, cặp đôi; Bản đồ lớn để chia sẻ trước lớp. Lược đồ trống để học sinh tham gia trò chơi , nhờ vậy đã tạo ra sức hấp dẫn, tò mò trong tiết học. Từ đó học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học.

          – Ứng dụng CNTT phù hợp, khai thác hết thế mạnh của việc ƯDCNTT

( Qua các clip, tranh ảnh, hiệu ứng các các con sông, vùng ngập nước, các thành phố; qua đó học sinh được khắc sâu và nhớ lâu kiến thức đã học)

             Học sinh có kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học tốt; về thao tác chỉ bản đồ, lược đồ thì một số em lúc đầu hơi lúng túng nhưng sau đó GV đã quan sát, nhận xét và hướng dẫn cách chỉ thì học sinh đã thực hiện tốt.

            Bên cạnh những nội dung đạt được, có một số góp ý, chia sẻ:

            Trước khi cho học sinh xem clip  về “ Vì sao lại có tên gọi “sông Cửu Long” thì GV  nên có câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện, tìm ra được nội dung câu trả lời thông qua clip đó.

  1. Kết luận chuyên đề

       – Các ý kiến trao đổi, chia sẻ tích cực đúng trọng tâm với nội dung chuyên đề thực hiện; Từ việc triển khai nội dung lí thuyết đến tiết dạy thể nghiệm luôn chú trọng việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

        – Các ý kiến trên trao đổi mang tính chất chia sẻ, góp ý còn vận dụng như thế nào đối với khối mình hay lớp mình là do sự linh hoạt ở mỗi GV.

        Qua tiết thể nghiệm hôm nay, GV các khối sẽ đăng kí tiết dạy vận dụng chuyên đề gửi về nhà trường. GV tự chủ trong kế hoạch dạy học, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

        – Xác định các năng lực, phẩm chất trọng tâm trong từng bài dạy không nhất thiết bài nào cũng phải đạt tất cả các phẩm chất, năng lực.

         Nội dung Hội thảo, chuyên đề đã mang lại hiệu quả thiết thực cho giáo viên nhằm nâng cao về ứng dụng công nghệ thông tin – sử dụng đồ dùng dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học./.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                       Trường TH Kim Đồng